Cách tăng giảm độ sáng màn hình máy tính, laptop phù hợp sẽ giúp bạn tránh được trường hợp màn hình quá chói hoặc quá tối. Việc điều chỉnh độ sáng phù hợp với từng thời điểm trong ngày là vô cùng quan trọng. Cùng BMPro tìm hiểu các cách tăng giảm độ sáng màn hình trên máy tính laptop đơn giản nhất nhé!
>>> Xem thêm Chụp màn hình máy tính, laptop thao tác đơn giản nhất
>>> Xem thêm Cách quay màn hình máy tính Win 10 đơn giản và nhanh chóng
Sử dụng phím bàn phím tăng giảm độ sáng màn hình
Thông thường các bàn phím laptop đều có 2 phím tăng và giảm độ sáng màn hình. Nó thường nằm ở khu vực phím F dãy trên cùng của bàn phím. Một số máy thì bạn cần phải nhấn phím Fn + phím tăng giảm độ sáng mới có thể điều chỉnh được.
Tăng giảm độ sáng màn hình tại Action Center
Nếu bạn đang sử dụng Win 10 thì hãy thao tác như dưới đây để có thể điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop.
Bước 1: Trên thanh Taskbar > Click chọn Action Center > mở bảng Action Center.
Bước 2: Click Tile Brightness để tăng giảm độ sáng. Nếu không thấy Tile Brightness > Click nút Expand.
Lưu ý: Thông thường ở Win 10, ở Action Center phía dưới đều có thành trượt, bạn có thể kéo thanh để tăng giảm độ sáng màn hình nhanh chóng vừa mắt.
Chỉnh độ sáng qua cài đặt Settings
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I > System > Display.
Bước 2: Bên dưới Brightness and color > Điều chỉnh thanh trượt Change Brightness.
Sử dụng Control Panel để tăng giảm độ sáng màn hình
Bạn có thể có độ sáng của màn hình khác nhau. Tuy nhiên để có thể tiết kiệm pin, bạn nên để độ sáng ở mức mờ hơn khi máy không được cắm sạc.
Bạn thao tác như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R > mở Run > nhập Control Panel > nhấn OK.
Bước 2: Chuyển đến mục Hardware and Sound > chọn Power Options > nhấn vào Change Plan Settings.
Bước 3: Điều chỉnh thanh trượt Adjust plan brightness > đặt mức On battery và Plugged in > nhấn vào Save changes.
Sử dụng Windows Mobility Center giảm độ sáng màn hình
Thông qua Windows Mobility Center, bạn cũng có thể thay đổi độ sáng màn hình bởi tính năng này.
Bước 1: Ở thanh tìm kiếm trên Windows máy tính > tìm từ khóa Mobility Center.
Bước 2: Click mở Windows Mobility Center.
Bước 3: Điều chỉnh tăng giảm độ sáng màn hình bằng thanh trượt ở Display brightness hiện ra trên cửa sổ.
Cách giảm độ sáng trong Windows 10 bằng PowerShell
PowerShell cũng có thể giúp bạn thay đổi độ sáng màn hình máy tính trên Win 10.
Bước 1: Ở thanh tìm kiếm > nhập “powershell” > mở PowerShell > nhấn vào Windows PowerShell.
Bước 2: Để thay đổi độ sáng, hãy nhập lệnh như sau:
(Get-WmiObject -Namespace root/WMI -Class WmiMonitorBrightnessMethods).WmiSetBrightness(1,**brightnesslevel)
Thay thế Brightness Level bằng giá trị phần trăm (%) bạn muốn cho độ sáng màn hình của mình, từ 0 đến 100. Ví dụ để đặt độ sáng ở mức 70%, hãy nhập lệnh sau:
(Get-WmiObject -Namespace root/WMI -Class WmiMonitorBrightnessMethods).WmiSetBrightness(1,70)
Bước 3: Ngay sau khi bạn nhấn Enter, độ sáng sẽ được điều chỉnh theo sở thích của bạn.
Tăng giảm độ sáng máy tính bằng Phần mềm F.lux
F.lux là công cụ hỗ trợ tự động thay đổi độ sáng màn hình phù hợp với từng thời điểm và cách nhìn khi làm việc và học tập trên máy tính của người dùng. Tính năng này sẽ giúp màn hình hiển thị các cửa sổ rõ ràng hơn cũng như bảo vệ mắt cho người dùng.
F.lux có các tính năng chính như:
– Tự động điều chỉnh độ sáng màn hình qua múi giờ, thời gian
– Nhận diện điều kiện ánh sáng xung quanh.
Với F.lux, để điều chỉnh độ sáng màn hình bạn thao tác khá đơn giản. Bạn có thể tải F.lux tại đây.
F.lux giúp tự động thay đổi độ sáng phù hợp với điều kiện ánh sáng của môi trường xung quanh, vừa sao cho mắt cảm thấy dễ chịu nhất. Hiện tại, F.lux có thể tùy chỉnh độ sáng 2700K hoặc thậm chí là 1200K nếu người dùng muốn.
Kết luận
Trên đây là các cách thao tác nhanh tăng giảm độ sáng màn hình đơn giản nhất hiện nay cho máy tính, laptop Windows 10 mà BMPro chia sẻ đến bạn. Hãy thực hiện như những gì BMPro hướng dẫn trên bạn đã có thể điều chỉnh độ sáng tối của màn hình máy tính như mình mong muốn. Chúc bạn thao tác thành công.
>>> Xem thêm Cách kết nối máy in với laptop chi tiết đơn giản nhất 2021
>>> Xem thêm Cài Win 10 không cần USB đơn giản tại nhà 2021